KHTN- Sáng ngày 25/6, Khoa Khoa học Tự nhiên (KHTN) phối hợp cùng trung tâm ICISE tổ chức buổi seminar về lĩnh vực viễn thám quang học trong ngành Địa lý với phần diễn thuyết của GS. Dominique Laffly.
Tại buổi sermina, GS. Dominique Laffly đã cung cấp những thông tin khoa học và thực tiễn về việc sử dụng thông tin, dữ liệu viễn thám để phân tích hệ thống Trái đất; những nghiên cứu về ứng dụng viễn thám từ chuỗi quốc tế đến Việt Nam; sử dụng tư liệu ảnh vệ tinh trong giám sát đa thời gian; xu hướng sử dụng siêu ảnh, trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn và điện toán đám mây trong quản lý tài nguyên và môi trường bằng công cụ viễn thám trong tương lai.
Những chia sẻ bổ ích về ứng dụng của Viễn thám trong địa lý, quản lý tài nguyên và môi trường của GS. Dominique Laffly
Trao đổi với GS. Laffly, các khách mời cùng giảng viên tham dự đã thảo luận sôi nổi về những vấn đề liên quan đến khai thác và ứng dụng công nghệ viễn thám trong quản lý tài nguyên và môi trường cũng như phương thức phát triển các ý tưởng từ nghiên cứu ứng dụng viễn thám trong nghiên cứu khoa học.
Buổi seminar là một trong những hoạt động giao lưu, trao đổi học thuật về lĩnh vực viễn thám. Từ đó, thực hiện phương châm “đưa lý thuyết gắn liền với thực tiễn” của Khoa KHTN nói riêng và Trường Đại học Quy Nhơn nói chung thông qua các hội thảo, buổi nói chuyện … của các nhà khoa học, chuyên gia trong lĩnh vực này.
Tham dự sermina có GS. Dominique Laffly - Tuỳ viên phụ trách GD&ĐT của Đại sứ quán Pháp tại Hà Nội, đại diện các cơ quan tại Bình Định có TS. Nguyễn Hữu Hà - PGĐ Sở KHCN Bình Định, TS. Nguyễn Việt Cường - Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ Môi trường tỉnh Bình Định, PGS.TS. Lương Thị Vân - Chủ tịch Hội Địa lý Bình Định. Về phía Nhà trường có TS. Nguyễn Văn Thắng – Phó Trưởng phòng KHCN&HTQT, TS. Nguyễn Hữu Xuân – Trưởng phòng HCTH, TS. Trần Thanh Sơn – Phó Trưởng Khoa KHTN, TS. Trương Quang Hiển – Trưởng Bộ môn Địa lý QLTN-MT, học viên cao học và các bạn sinh viên quan tâm. |
Viễn thám là một ngành khoa học thông qua đo đạc gián tiếp để thu thập dữ liệu các thông tin về bề mặt Trái Đất hoặc các thông tin gần bề mặt trái đất thông qua hệ thống cảm biến được gắn vào máy bay, vệ tinh, tàu vũ trụ,… Quá trình xử lý, giải đoán các dữ liệu đó hữu ích cho việc nhận biết cũng như quản lí tài nguyên và môi trường. Công nghệ viễn thám ngày càng được ứng dụng nhiều để phát triển kinh tế - xã hội, có thể thấy điển hình là sự phát triển của công nghệ viễn thám trong lĩnh vực quản lý tài nguyên và môi trường. Do đó, việc nghiên cứu công nghệ viễn thám phục vụ quản lý quy hoạch tài nguyên nước là nội dung hết sức cần thiết. |
Bùi Diệu Hiền
Minh Hiền